Thủ tục thành lập trung tâm giáo dục STEM

Khái niệm “giáo dục STEM” dù chưa được biết đến một cách rộng rãi như khái niệm “giáo dục kỹ năng sống” nhưng ngày càng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam, đặc biệt là từ 2015 cho đến nay. Các hoạt động giáo dục STEM không chỉ được tổ chức giảng dạy trong trường học mà ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân đầu tư vào mô hình trung tâm giáo dục STEM cho học sinh từ độ tuổi mẫu giáo đến trung học cơ sở.

Cho đến thời điểm hiện tại, tại các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… đã có khá nhiều cơ sở, trung tâm giáo dục STEM đang hoạt động, thậm chí đã có những khu trải nghiệm giáo dục STEM.

Những đặc điểm và giá trị cốt lõi của chương trình STEM

Tại Việt Nam, rất khó để tìm một chương trình dạy học, trong đó học sinh được vận dụng các kiến thức đa dạng khác nhau trong bốn lĩnh vực của STEM. Nói một cách cụ thể hơn, rất ít chương trình hiện nay thể hiện được đầy đủ đặc điểm và các giá trị cốt lõi của chương trình STEM.

Những đặc điểm và giá trị cốt lõi của một chương trình giáo dục STEM gồm:

  • Thứ nhất là cách tiếp cận liên ngành giúp người học có khả năng liên kết các kiến thức các môn học STEM vào thực hành và vận dụng các kiến thức này để giải quyết các vấn đề trong thực tế.
  • Thứ hai là lồng ghép với các bài học trong thế giới thực: thể hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Các chương trình giáo dục STEM nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống;
  • Thứ ba là sự kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức toàn cầu. Quá trình giáo dục STEM không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương mà phải đặt trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới;
  • Thứ tư là chú trọng phát triển các kỹ năng thế kỷ 21 cho người học, đặc biệt chú trọng việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Học sinh trong một buổi học STEM

Khi tìm kiếm chương trình học, khoá học về STEM, chúng ta chủ yếu thấy các khoá học dạy học Công nghệ, Robotics, Robotics – Coding,… Đây chính là các môn học điển hình cho dạy học STEM. Học sinh tham gia các khoá học này rất hứng thú với các hoạt động thực hành, trò chơi; được học các nguyên lý cơ bản về lập trình, các kỹ thuật lắp ráp đồng thời phát triển tính tư duy kỹ thuật. Tuy nhiên, cách tiếp cận dạy học STEM như thế này vẫn chỉ ở cấp độ dạy học bổ trợ môn học STEM chứ chưa phải là cấp độ dạy học tiếp cận hoàn toàn quan điểm STEM.

Nhượng quyền Chương trình giáo dục STEM của Mỹ

Thủ tục xin cấp phép hoạt động trung tâm giáo dục STEM

Các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư mở trung tâm giáo dục STEM tại Việt Nam gặp không ít khó khăn vì hiện tại chưa có một quy định cụ thể về quản lý hoạt động giáo dục STEM ngoài giờ chính khoá.

Nguyễn Trường Giang
Ông Nguyễn Trường Giang (Uỷ viên Thường vụ Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội, Giám đốc Trung tâm tư vấn giáo dục EDC) chia sẻ kinh nghiệm đầu tư và vận hành mô hình trung tâm giáo dục STEM.

Về cơ bản, quy trình thực hiện xin cấp phép hoạt động của Trung tâm giáo dục STEM giống như quy trình thực hiện xin cấp phép hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống.

Đối tượng áp dụng của quy định:

Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp có đăng ký hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; các trung tâm thuộc các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan đến hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục.

Yêu cầu cơ sở vật chất:

  • Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  • Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên:

  • Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực STEM hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Giáo trình, tài liệu:

  • Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:

  • Thẩm quyền cấp phép hoạt động: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp phép hoạt động.
  • Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:
    • Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục STEM, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
    • Giấy phép đăng ký kinh doanh;
    • Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực STEM hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
    • Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
  • Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:
    • Đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
    • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động:

  • Thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo xác nhận đăng ký hoạt động.
  • Hồ sơ đăng ký hoạt động của các cơ sở giáo dục bao gồm:
    • Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục STEM, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
    • Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực STEM hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
    • Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
  • Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động:
    • Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho cơ quan có thẩm quyền;
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục:

  • Bảo đảm chất lượng giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
  • Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn về tính mạng và các quyền lợi hợp pháp về vật chất, tinh thần cho người học, người dạy; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
  • Quản lý, lưu giữ hồ sơ, bao gồm: hồ sơ đăng ký; danh sách người dạy; danh sách người học; kế hoạch, tài liệu; hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
  • Khi các cơ sở giáo dục liên kết với các đơn vị để tổ chức hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải có hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng phải quy định rõ về nội dung dạy học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, địa điểm tổ chức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp.
  • Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.

Trách nhiệm của các đơn vị tham gia tổ chức hoạt động giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa:

  • Thực hiện nghiêm túc Quy định này và các quy định khác có liên quan. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động phải báo cáo cơ quan cấp phép trước 10 ngày và thông báo công khai cho người học biết, đồng thời hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học tương ứng với các nội dung, thời lượng chưa được thực hiện do tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
  • Bảo đảm chất lượng giáo dục STEM và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
  • Khi tổ chức các hoạt động phải đảm bảo an toàn về tính mạng và các quyền lợi hợp pháp về vật chất, tinh thần cho người học, người dạy; đồng thời phải chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi tham gia bảo hiểm rủi ro cho người học.
  • Quản lý, lưu giữ hồ sơ, bao gồm: hồ sơ cấp phép hoạt động; danh sách người dạy; danh sách người học; kế hoạch, tài liệu; hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
  • Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục các cấp; thực hiện báo cáo đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục.

(Theo Trung tâm tư vấn giáo dục EDC)

Nhượng quyền Chương trình giáo dục STEM của Mỹ

Tổ chức giáo dục DoCom nhượng quyền mô hình giáo dục Kỹ năng sống và STEM cho các đối tác tại Việt Nam. Đây là mô hình nhượng quyền toàn diện, đối tác không chỉ được chuyển giao chương trình giáo dục mà còn được chuyển giao mô hình kinh doanh, bí quyết kinh doanh; được DoCom đào tạo, tập huấn cho đội ngũ quản lý, giáo viên và tư vấn viên.

Hotline: 097 921 9358 (Ms Phương Thảo)

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *